Đường có vạch kẻ mắt võng, đi thế nào cho đúng luật giao thông?
Nếu vạch mắt võng màu vàng xuất hiện ở vị trí làn phải trong cùng (ảnh trên), cộng thêm mũi tên chỉ hướng di chuyển sát ngã tư, nghĩa là phần đường
Vạch kẻ mắt võng là tín hiệu báo cho người tham gia giao thông không được dừng, đỗ phương tiện ở ngã tư hoặc chỗ cửa ra, cửa vào có vạch này nhằm tránh ùn tắc giao thông. Việc cắt ngang từ đoạn giữa của vạch mắt võng bị coi là lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu.
Quy định về vạch kẻ mắt võng căn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41/2012/BGTVT), cụ thể như sau:
Đè lên vạch liền ngoài vạch kẻ mắt võng (mũi tên) sẽ bị phạt tiền
Vạch này là tín hiệu báo cho người điều khiển các phương tiện giao thông không được dừng lại tại nơi có vạch nhằm tránh ùn tắc giao thông. Tùy vào sự cần thiết mà vạch kẻ mắt võng được vẽ ở ngã tư hoặc cửa ra, cửa vào đường chính nơi dễ xảy ra ùn tắc – Nét vẽ màu vàng, vành ngoài rộng 20cm, mắt võng bên trong nghiêng 45 độ so với vành ngoài, vạch rộng 10cm, khoảng cách đường chéo 1-5m (Vạch số 52).
Hai kiểu vạch mắt võng
Tại các ngã tư có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ít hoặc không có cửa ra, cửa vào đường chính, vạch mắt võng được đơn giản hóa như hình 53, tức là chỉ vẽ đường vạch chéo trong hình vuông mắt võng dùng nét màu vàng, nét rộng 40cm.
Nếu vạch mắt võng màu vàng xuất hiện ở vị trí làn phải trong cùng (ảnh trên), cộng thêm mũi tên chỉ hướng di chuyển sát ngã tư, nghĩa là phần đường này chỉ dành cho xe rẽ phải, cấm xe đi thẳng đi vào phần đường này. Trường hợp xe đi thẳng lấn vào phần đường này sẽ bị bắt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường.
Bên cạnh đó, hành vi cắt ngang từ đoạn giữa của vạch mắt võng đó bị coi là lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu. Theo đó, phạt tiền từ 100.000 Đồng đến 200.000 Đồng, căn cứ theo khoản 1, Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP đối với ô tô và từ 60.000 – 80.000 Đồng theo khoản 1, Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP đối với xe máy.
Leave a Reply